Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.016.270
Đang online
144
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Thông tin giá vàng

Cập nhật ngày 22/06/2021 09:04 GMT+7

Bản tin thị trường vàng sáng 22.6: Vàng trong nước bật tăng trái ngược vàng thế giới

Giá vàng trong nước bật tăng đầu phiên giao dịch sáng nay. Vàng SJC tăng lên mức: 56,50 – 57,10 triệu/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng nhẫn tròn ép vỉ 999.9 của Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý Kim Tín giao dịch tại: 51,12– 52,58 triệu/lượng (mua vào – bán ra).

Thông tin thị trường vàng trong nước

Giá vàng trong nước bật tăng hàng trăm ngàn đồng mỗi lượng. Cụ thể:

Tại thị trường TP.HCM: Giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn giao dịch tại: 56,50 – 57,10 triệu/lượng (mua vào - bán ra), tăng 150.000đ/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với giá chốt phiên 21/6.

Tại Hà Nội: Tập đoàn Doji công bố giá vàng SJC ở Hà Nội theo chiều mua - bán là 56,50– 57,05 triệu/lượng (mua vào – bán ra), tăng 250.000đ/lượng chiều mua chiều mua vào và 300.000đ/lượng chiều bán ra so với giá đóng cửa phiên liền trước.

Tại Cao Bằng: Giá vàng nhẫn tròn ép vỉ Kim Tín cùng thời điểm trên giao dịch tại: 51,12– 52,58 triệu/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100.000đ/lượng chiều mua vào và 80.000đ/lượng chiều bán ra so với giá phiên hôm qua.

Giá vàng trong nước bật tăng vượt ngưỡng 57 triệu/lượng chiều mua vào đầu phiên sáng nay. Vàng tăng vài trăm ngàn đồng mỗi lượng khiến thị trường sôi động hơn ở chiều mua vào. Lượng khách đầu tư và tích trữ xu hướng gia tăng.

Tình trạng trên cũng diễn ra tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Kim Tín. Lượng khách qua tâm mua vàng đầu tư tăng hơn hẳn so với khách mua vàng trang sức. Về lâu dài vàng vẫn là kênh đầu tư tích trữ an toàn. Vì thế nhu cầu về vàng trên thị trường luôn cao.

Thông tin thị trường vàng thế giới

Trong khi giá vàng trong nước bật tăng thì vàng thế giới lại diễn biến ngược lại.

Giá vàng trên thị trường quốc tế sụt giảm mạnh trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh trước khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt tiền tệ sớm hơn dự đoán.

Đêm 21/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.778 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York ở mức 1.778 USD/ounce. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 50,54 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí.

Đồng USD tăng giá mạnh sau khi Fed đưa ra tín hiệu rõ rằng cho biết, cơ quan này sẽ nâng lãi suất sớm hơn và nhanh hơn. Trên thế giới, nhiều nước đang vật lộn với tình trạng giá cả hàng hóa leo thang.

Giá vàng giảm mạnh trong khoảng một tuần qua là khá ngờ khi mà có nhiều yếu tố hỗ trợ. Về dài hạn, vàng vẫn được dự báo tích cực khi mà lạm phát gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Nhiều đánh giá cho rằng, đà bán tháo của vàng vừa qua là quá mức và đây là cơ hội để cơ cấu danh mục đầu tư.

Một số quỹ đầu tư vàng lớn bắt đầu đẩy mạnh mua vàng vào với dự báo lạm phát sẽ cao hơn trong nửa cuối năm. Trong phiên cuối tuần, quỹ tín thác vàng thế giới SPDR Gold Trust đã mua vào tới 11,07 tấn, nâng lượng vàng nắm giữ về 1053,06 tấn.

Vàng giảm giá còn do tiền chảy vào bất động sản trên phạm vi toàn cầu. Theo Bloomberg Economics, giá bất động sản trên khắp thế giới đang bùng lên mạnh mẽ, cảnh báo sẽ hình thành một bong bóng bất động sản lớn nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

(Ban Chuyên gia Kinh tế và Thị trường Tập đoàn Kim Tín)