Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.012.502
Đang online
172
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Sử dụng, bảo quản trang sức

Cập nhật ngày 25/01/2021 04:01 GMT+7

Mách bạn kinh nghiệm giữ gìn trang sức bạc

Để các món trang sức bạc của bạn luôn sáng bóng, không bị đen, xỉn màu, chúng tôi xin mách bạn một số kinh nghiệm giữ gìn, bảo quản trang sức bạc như sau. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn.

Không nên đeo trang sức cả ngày

Hãy tháo đồ trang sức ra khi bạn làm việc nhà, không nên đeo trang sức suốt cả ngày hay khi chơi thể thao hay làm các việc chân tay khác để tránh làm xước chúng. Ngay cả những loại đá cứng nhất như kim cương cũng có thể bị vỡ nếu chẳng may bị va đập đủ mạnh!

Lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm, vì các hóa chất có trong các loại mỹ phẩm có thể ảnh hưởng xấu tới vẻ đẹp của đồ trang sức. Các loại xà bông, dung dịch, phấn trang điểm, nước hoa, keo xịt… đều có khả năng tạo nên các vết ố rất khó rửa trên bề mặt đồ trang sức. Tốt nhất, nếu lỡ để dính những chất này lên sợi dây chuyền bạc hay lắc tay bạc, nhẫn bạc..., bạn phải lau rửa ngay trước khi chúng có khả năng gây phản ứng.

Không bao giờ để các loại đá trang sức nhúng vào các dung dịch có chứa muối, chất tẩy rửa, đặc biệt là chất tẩy rửa có chứa clo. Những chất này có khả năng ăn mòn các đường mài hoặc làm giảm độ bóng của đá trang sức, đặc biệt là ở nhiệt độ cao. Vì vậy tuyệt đối không nên đeo đồ nhẫn bạc, vòng, lắc tay bạc, lắc chân bạc... có đá trang trí khi bạn bơi ở bể bơi có chứa clo hay khi giặt tẩy quần áo và cọ rửa đồ đạc trong nhà.

Đối với đồ trang sức bằng bạc, bạn tuyệt đối không để tiếp xúc với các chất tẩy, cồn, axeton vì các chất này có thể gây nên các hư hại rất khó xử lý

Đối với các đồ trang sức bằng đá, bạn nên lưu ý không để vào môi trường có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nhiệt độ quá cao hoặc thay đổi đột ngột còn có thể khiến đổ trang sức bằng đá bị vỡ rạn. Khi tiếp xúc với môi trường quá nóng, một số loại đá bị mất khả năng hấp thụ độ ẩm cần thiết để tạo nên vẻ bóng đẹp tự nhiên của chúng.

Chẳng hạn trong nhiệt độ cao, ngọc trai sẽ dễ bị khô, xỉn màu và phai màu; mã não có thể chuyển thành màu nâu hoặc trắng, xuất hiện các vết xước rạn và có thể mất khả năng thay đổi màu sắc.

Ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố có hại đối với độ bền và màu sắc của đá trang sức. Nếu bị tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, một số loại đá như thạch anh tím, hoàng ngọc, đồ khảm xà cừ hồng… sẽ trở nên yếu đi.

Ngọc trai và ngà voi cũng bị phai màu nếu bị để quá lâu trong ánh nắng mặt trời, hổ phách và nhiều loại đá khác cũng có nguy cơ bị xỉn màu. Do vậy, để giữ đồ trang sức bằng đá được bền màu, hãy tránh mang đồ trang sức khi bạn đi tắm nắng hay phải làm việc trong thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời.

​Làm sạch đồ trang sức thường xuyên

Đối với đồ trang sức không gắn đá trang trí: Tất cả các loại đồ trang sức bằng vàng và bạc đều có thể dễ dàng được làm sạch bằng cách ngâm trong các hóa chất sẵn có trong các hiệu kim hoàn. Tuy nhiên nếu đồ trang sức của bạn có gắn đá trang trí thì phải hết sức cẩn thận vì tất cả các hóa chất tẩy rửa đều có thể gây hại cho hầu hết các loại đá.

Đối với đồ trang sức bạc, nếu đã được mạ một lớp rhodium thì sẽ lâu bị xỉn màu hơn và cũng có thể dễ dàng lấy đi lớp màu này bằng cách ngâm trong hóa chất riêng.

Bạn cũng có thể tự làm sạch đồ bạc bằng phương pháp đơn giản sau: Dùng một thanh nhôm đặt trong một chiếc cốc chứa khoảng 450ml nước ấm rồi bỏ vào một chút bột giặt Tide, loại không có chứa chất tẩy rửa. Axít boric có trong bột giặt sẽ phản ứng với thanh nhôm, chất xỉn màu sinh ra trên sản phẩm bạc sẽ đước tách ra và bám vào thanh nhôm. Ngâm đồ trang sức bạc của bạn vào dung dịch trong khoảng 1 phút sau đó rửa sạch lại với nước và lau khô.

Với các loại đá: Kim cương có khả năng giữ chất béo và trong điều kiện bình thường, dầu mỡ có thể dễ dàng bám vào bề mặt kim cương. Để lấy đi lớp dầu này hãy nhúng kim cương trong dung dịch có chứa cồn hoặc rượu vodka.

Đối với các viên trang trí bằng pha lê, bạn có thể làm sạch dễ dàng bằng cách nhúng trong dung dịch xà bông loãng hay dung dịch có chứa một chút amoniac, có thể dùng một chiếc bàn chải mềm để cọ rửa nhẹ nhàng nếu cần, sau đó lau khô.

Mã não, ngọc bích, ngọc cẩm thạch… và các loại đá trang trí khác đều rất mềm và dễ bị hóa chất phân hủy nên bạn phải hết sức cẩn thận và chỉ lau rửa thật nhẹ nhàng với miếng lau mềm mại để không làm xước chúng.

(Kim Tín sưu tầm và tổng hợp)